Yêu cầu của người dùng ngày càng cao với một chiếc laptop. Theo đó là yêu cầu về chất lượng trải nghiệm. Màn hình là thứ mà chúng ta phải tiếp xúc nhiều nhất. Vì vậy, chất lượng hiển thị trên màn hình của một thiết bị là yếu tố tối quan trọng để người dùng quyết định lựa chọn hay không sản phẩm đó.
Ngày nay, chúng ta quá quen thuộc với cụm từ “Tấm nền IPS” bởi nó là công nghệ được trang bị rất nhiều trên các thiết bị di động như điện thoại. Và gần gũi nhất là chiếc iPhone chúng ta đang dùng. Apple đã trung thành với công nghệ tấm nền IPS trên iPhone và họ đã thành công. Bởi iPhone chính là biết bị có màn hình thuộc dạng đẹp nhất, màu sắc trung thực nhất, tuy độ phân giải của nó chỉ ở mức Full HD. Kém ra rất nhiều so với 2K, 3K của các smartphone khác.
Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu công nghệ IPS là gì? Nó có gì đặc biệt.
Màn hình IPS là gì? (Theo Wikipedia)
IPS (viết tắt của cụm từ tiếng Anh In-plane Switching) là một công nghệ hình ảnh được áp dụng trên các màn hình LCD. Nó được phát triển để khắc phục những nhược điểm cố hữu của công nghệ TN (twisted nematic field effect) vốn được áp dụng rộng rãi trên các màn hình LCD trong những năm thập niên 1980 và nửa đầu 1990. Những nhược điểm đó bao gồm góc nhìn hẹp và khả năng tái hiện màu sắc hạn chế. Về cơ bản, phương pháp In-plane switching liên quan đến việc sắp xếp và chuyển đổi các định hướng của các phân tử tinh thể lỏng (LC) theo chiều ngang giữa những lớp kính nền, qua đó giảm lượng ánh sáng tán xạ, cung cấp góc nhìn rộng và cho ra màu sắc hiển thị tốt hơn.
Ý tưởng về công nghệ IPS đã được bắt đầu được nghiên cứu từ cách đây hơn 40 năm. Ngay từ năm 1974, đã có một bằng sáng chế được cấp cho ý tưởng sắp xếp các điện cực để tạo ra một điện trường song song với các tấm nền thủy tinh, tuy nhiên tại thời điểm đó, các nhà phát minh vẫn chưa thể tìm được cách áp dụng kỹ thuật này vào màn hình LCD. Trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu tiếp theo, đến năm 1996, công nghệ IPS mới được chính thức hoàn thiện bởi công ty Hitachi (Nhật Bản). Ngay sau đó, LG cùng nhiều công ty lớn khác ở Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đã tiếp nhận và bắt đầu sử dụng công nghệ này. Đây chính là thời điểm bắt đầu của kỷ nguyên màn hình IPS.
Ưu điểm của màn hình IPS:
– Màn hình IPS tái hiện hình ảnh rõ ràng, màu sắc chính xác với góc nhìn rộng;
– Không giống như TN LCD, màn hình IPS LCD không hiện sáng màn hình khi chạm vào. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các thiết bị cảm ứng như smartphone hay tablet;
Nhược điểm của màn hình IPS:
– So với công nghệ TN truyền thống, IPS tiêu tốn điện năng hơn khoảng 15%;
– Chi phí sản xuất tấm nền IPS cũng đắt hơn so với tấm nền TN;
Cùng với sự xuất hiện của những công nghệ màn hình mới như OLED hay AMOLED với thiết kế mỏng hơn, chịu lực tốt hơn và tiêu thụ ít điện năng hơn, màn hình IPS đã không còn chiếm giữ được ưu thế tuyệt đối như trước nữa. Tuy vậy, hiện nay, loại màn hình này vẫn cực kỳ phổ biến trên các thiết bị smartphone, máy tính bảng và laptop từ phân khúc phổ thông đến cao cấp. Apple vẫn duy trì việc sử dụng công nghệ IPS trên những mẫu iPhone của mình, ngoài ra những thương hiệu điện thoại còn rất “trung thành” với IPS có thể kể đến bao gồm LG, Sony, OPPO, Nokia hay Asus… Với mức độ phổ biến như hiện nay, tương lai của màn hình IPS chắn chắn sẽ còn được đảm bảo trong nhiều năm tiếp theo.
Ở phần tiếp theo, ThinkKING sẽ giới thiệu đến các bạn so sánh trực tiếp giữa màn hình IPS và TN trên Laptop Lenovo ThinkPad X230.
Video sự khác nhau giữa màn hình tấm nền TN và màn hình tấm nền IPS: